Một chú chó có biểu hiện bướng bỉnh và không vâng lời có thể do nhiều nguyên nhân. Đừng nôn nóng nhận xét về chú chó. Hãy tìm hiểu thật kỹ các lý do để giúp bạn cách dạy chó hư ngoan ngoãn nghe lời một cách hiệu quả tại nhà nhé!
Nguyên nhân tới các vi điều hành không nghe lời ở chó
Tâm lí di truyền
Di truyền có thể là một trong những nguyên nhân tạo nên tâm lý hành vi ở chó. Những chú chó không may được sinh ra từ chó bố và mẹ có vấn đề về tâm lý mặc nhiên chúng sẽ phần nào thừa hưởng đặc điểm đó. Thường ở những chú chó như vậy các biểu hiện tâm lý hình thành và bộc lộ ra bên ngoài ngay từ khi còn nhỏ. Càng trưởng thành, các hành vi này càng rõ rệt và rất mất thời gian để thay đổi chúng.
Bệnh lí của cơ thể
Chó của bạn trở nên bướng bỉnh, hung dữ khác thường thì có thể do mắc phải một căn bệnh lý nào đó như viêm răng lợi, nhiễm trùng khiến chó đau đớn, chó đến thời kỳ phát dục… Đôi khi những biểu hiện cáu kỉnh hoặc nhạy cảm quá với các tình huống hàng ngày là do quá trình lão hóa trong cơ thể của chó.
Môi trường sống
Môi trường mà một chú chó không nghe lời trải qua trong thời kỳ phát triển nhạy cảm nhất của nó có tác động lớn đến sự phát triển hành vi. Các giai đoạn nhạy cảm nhất thường là giai đoạn xã hội hóa cho chó con từ 3 đến 12 tuần tuổi. Giai đoạn này chú chó cần được tiếp xúc với nhiều không gian bên ngoài khác nhau để có thể dễ dàng hòa nhập và học tập.
Chú chó chuyển đến một môi trường mới ,chó mẹ vừa xa đàn con hoặc mất con, gia đình có thêm một chú chó mới xa lạ….Tất cả những nguyên nhân đó làm cho chú chó của bạn bị sang chấn tâm lý, chúng không còn cảm thấy sự an toàn tại nơi đó
Hoặc có những chú chó bị xích nhốt thời gian dài ở nơi cũ khi sang ngôi nhà mới chúng có xu hướng thích tự do hơn,đi lung tung hay không chịu về nhà mỗi khi được thả.
Phương pháp dạy dỗ, huấn luyện
Phương pháp dạy dỗ là một yếu tố rất quan trọng tạo nên hành vi cư sử ở chó. Mục đích khen thưởng để kích thích chó lập lại hành vi vừa xong và ghi nhớ hành động đó trong não. Tuy nhiên luôn có những tình huống bên ngoài khiến chúng hiểu sai mong muốn của người chủ.
Ví dụ bạn thưởng đồ ăn khi chó của bạn tấn công chú chó lạ khác vào nhà thì vô tình lập trình phản xạ có điều kiện là cư tấn công chó lạ là được thưởng đồ ăn.
Một chi tiết cần được đề cập đến ở đây là tình huống răn đe, bạo hành trong khi dạy dỗ. Chú chó của bạn sẽ trở nên đề phòng, sợ hãi và sẵn sàng tấn công bất cứ tình huống nào chúng cảm thấy nguy hiểm.
>> Xem thêm: Có nên cho chó uống sữa tươi không?
Cần làm gì khi chó có hành vi không nghe lời
Bình tĩnh khi chó không nghe lời
Việc đầu tiên bạn nên nghĩ đến là bản thân cần bình tĩnh trước một chú chó không nghe lời. Việc nóng giận sẽ không cải thiện vấn đề thậm trí còn làm tình huống tồi tệ thêm. Chó là loại vật cảm nhận năng lượng rất nhạy bén. Chỉ cần bạn không có những năng lượng tiêu cực thay vào đó là sự bình yên nhẹ nhàng, chú chó sẽ được bình tĩnh theo người chủ.
Quan sát tìm hiểu nguyên nhân chó không nghe lời
Có nhiều chú chó trở nên bướng bỉnh không chịu nghe lời một cách bất thường thì chắc chắn có nguyên nhân gì ẩn chứa đằng sau.
Tâm sinh lý thời kỳ phát dục, nỗi sợ vì sự xâm chiếm lãnh thổ, hay đơn giản chỉ là thú cưng của bạn có vấn đề gì trong cơ thể mà người chủ không biết đều là những nguyên nhân làm thay đổi cách cư xử của chú chó.
Khi đã hiểu rõ nguyên nhân hành vi của vật nuôi bạn sẽ có cách tiếp cận chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ khi chó không nghe lời
Bạn đã thử hết cách nhưng sự tiến bộ ở chú chó hư không khả quan thì đến lúc bạn cần nhờ đến các chuyên gia đào tạo hành vi có kinh nghiệm. Họ sẽ có những lời khuyên giúp ích cho bạn hoặc có thể nhận đào tạo cho chú chó của bạn, việc này có thể sẽ mất thêm chi phí.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc chó con khoẻ mạnh
Cách dạy chó hư ngoan ngoãn nghe lời
Lên kế hoạch cụ thể
Một kế hoạch cụ thể sau khi bạn đã hiểu rõ nguyên nhân hành vi của chú chó sẽ giúp bạn rất nhiều. Tính nhất quán, kỷ luật là hai yếu tố bạn cần lưu tâm trong giai đoạn uốn nắn thú cưng.
Việc sinh hoạt theo thời khóa biểu cụ thể sẽ hình thành thói quen sinh hoạt, hành xử mới. Bạn cần một cuốn sổ nhật ký ghi lại hàng ngày những biến chuyển trong tâm lý và hoạt động của chú chó qua đó dẽ dàng điều chỉnh nếu nhận thấy điều gì đó bất hợp lý.
Luyện tập trạng thái thủ lĩnh
Hãy tách mình và nhìn nhận lại quan điểm của bạn về một chú chó hư. Hư tức là hành động không theo sự mong muốn của bạn, không vâng lời theo mệnh lệnh của bạn có phải không? Thực tế là không có chú chó nào hư chỉ có những chú chó hành động một cách hoang dã không có kỷ luật. Yếu tố hoang dã cần đặc biệt quan trọng ở đây
Trong tự nhiên chó là loài sống theo bầy đàn và tổ tiên của chúng là loài sói hoang hiện tại. Tất cả hành vi của chúng đều nhất nhất theo con Đầu Đàn. Đặc tính này luôn luôn tồn tại ngay cả khi chú chó của bạn không phải sinh tồn trong tự nhiên. Nếu ở trong gia đình không có con đầu đàn để uốn nắn hành vi của chúng. Mặc định chúng sẽ nghĩ mình là con đầu đàn và không chịu theo lệnh ai
Bạn cần luyện tập đế biến mình thành con đầu đàn, cần mang năng lượng thủ lĩnh lấn át thú cưng của mình. Sự thay đổi của thú cưng sẽ lập tức xảy ra, năng lượng điều khiển hành vi của chúng sẽ bị bạn lấn át
Cảnh báo đúng lúc đúng thời điểm
Tức là một hành động không được phép đang diễn ra bạn cần lập tức cảnh báo ngay tại thời điểm đó. Luôn luôn là trạng thái đang diễn ra hành động, nếu hành động đó đã xảy ra xong thì mọi cố gắng của bạn là vô nghĩa. Vì rằng não của chó chỉ ghi nhớ những hình ảnh,sự kiện trong 3 giây. Quá 3 giây chúng sẽ ghi nhận sang một hành động khác.
Phần thưởng cho chó đúng cách
Áp dụng vào kế hoạch luyện tập hàng ngày, nguyên tắc 3 giây luôn hiệu quả với tất cả các tình huống. Trong quá trình rèn luyện những hành vi đúng của chó cần được khích lệ bằng phần thưởng ngay lập tức trong vòng 3 giây. Quá 3 giây bạn lập tức không thưởng và chuyển sang tình huống luyện tập khác.
Tần suất thưởng sẽ cần giảm dần theo thời gian, thay vào đó là những lời khen ngợi, vuốt ve để chú chó hiểu rằng đó là nhiệm vụ bắt buộc chứ không phải là hành động để mục đích lấy thưởng.
Những điểm cần phải lưu ý khi dạy chó hư không nghe lời
Kiên trì và tình thương
Suy cho cùng, hai yếu tố quan trọng nhất để uốn nắn một chú chó hư chính là tình yêu thương và sự kiên trì. Nếu bạn chán nản,nóng vội, tự gây áp lực cho cả hai và nôn nóng đốt cháy giai đoạn thì chúng tôi khuyên bạn nên thay đổi. Rất có thể cách tiếp cận đó sẽ khiến tình trạng của cả hai không tiến triển, thậm trí còn nặng nề thêm.
Dạy dỗ để một chú chó con hay chú chó trưởng thành là một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Bạn cần rất kiên nhẫn với chú chó của mình bởi sự thay đổi theo hướng tích cực cần thời gian. Đó cũng là khoảng thời gian bạn rèn luyện chính bản thân mình, học cách tha thứ, học cách kiên nhẫn, học tình yêu thương ngay cả khi chúng còn khiếm khuyết.
Tạo môi trường vui vẻ nhưng kỷ luật
Môi trường vui vẻ an toàn sẽ giúp chú chó thư giãn hơn, yên tâm hơn, bớt đề phòng hơn. Tuy nhiên bạn cần thiết lập ranh giới rõ ràng, cái gì chúng được và không được làm ngay từ đầu. Sự thoải mái luôn khác với sự nuông chiều. Chính sự nuông chiều là nguyên nhân dễ khiến thú cưng của bạn hành động theo bản tính hoang dã tự nhiên.
Dạy chó nghe lời ngay từ khi là chó con
Dạy một chú chó con nghe lời sẽ dễ dàng và quả hơn rất nhiều lần so với những chú chó đã lớn và hình thành hành vi. Bạn nên bắt đầu khi chó con được 2 tháng tuổi. Học cách khen thưởng, sai phạt. Các bài tập nên được thiết kế như một trò chơi để chú chó cảm thấy hào hứng và muốn được làm bạn hài lòng.
Ngoài ra có 1 lưu ý nhỏ về sức khỏe cúa vật nuôi. Bạn chỉ nên huấn luyện khi chó của mình trong trạng thái khỏe. Bất kỳ một căn bệnh nhỏ nào và chúng tôi đều mắc phải cũng cần được điều chỉnh từ trước khi được dạy dỗ.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách dạy chó hư ngoan ngoãn nghe lời. Nhớ rằng mỗi chú chó là cá nhân riêng biệt và có thể tiến trình đào tạo khác nhau. Quan trọng nhất, hãy tạo mối quan hệ tốt và xây dựng niềm tin với thú cưng của bạn. Chúc các bạn thành công!