Nếu trường hợp đùa giỡn hay vô tình bị chó cắn phải nhưng không ra máu có sao không?, có cần phải đến các nơi y tế để tiêm phòng bệnh dại hay không? Cùng MasterCare tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này nhé.
Bị chó cắn nhưng bạn thấy không bị chảy máu thì nghĩ rằng không sao, nhưng dù như vậy cũng không nên chủ quan. Bài viết sau đây sẽ giải thích cho các bạn tại sao dù có vết thương do chó cắn hay quào nhưng không chảy máu lại phải tiêm phòng dại.
Thông thường, mọi người đều quan niệm rằng chó bình thường hay chó đã được tiêm dại cắn hay quào trúng mình nhưng không có chảy máu thì sẽ không sao, không cần chích ngừa làm gì cho tốn phí. Tuy vậy, dù vết thương không có chảy máu nhưng bạn phải tiêm phòng theo phác đồ phơi nhiễm 3 mũi.
Tham khảo thêm: Sai lầm ngớ ngẩn khi chăm sóc thú cưng
Lý do bạn vẫn phải tiêm ngừa bệnh dại trong trường hợp này là bởi vì trong nước bọt của con chó, thậm chí dưới móng chân đều tồn tại virus dại, khi bị cắn hay quào thì lượng virus đó vẫn vào như thường. Tuy nhiên , tùy vào lượng virus nhiều hay ít, vị trí vết thương và vết cắn như ở gần thần kinh, não như vết cắn ở cổ hay mặt, vị trí có nhiều dây thần kinh như bắp chân.
Nếu vết thương nhẹ, chỉ sưng đỏ thì khả năng bạn không sao, quan trọng là con chó đã cắn bạn. Bạn nên theo dõi nó, nếu nó đã tiêm ngừa đầy đủ thì bạn yên tâm. Trường hợp 10 ngày sau khi cắn bạn mà nó vẫn bình thường thì bạn không cần tiêm ngừa, nếu chú chó đó tử vong thì bạn phải đến các trung tâm y tế để gặp bác sĩ và tiêm ngừa.
Đặc biệt, nếu khoảng thời gian bạn bị chó cắn trong 1 tuần mà có biểu hiện sau: Thảng thốt, lo âu, sợ âm thanh, ánh sáng, buồn bã, mất ngủ, hung dữ thất thường thì bạn lập tực vào bệnh viện.Tốt hơn hết, bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán vết thương và hỏi xem mình có nên tiêm hay không.
Phía trên là một số thông tin về việc bị chó cắn nhưng không bị chảy máu có nên chích ngừa dại hay không, mong chia sẻ phía trên giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này và có giải pháp bảo vệ sức khỏe của mình.