Virus bệnh dại (Rhabdovirus) là một loại virus truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ phát triển cũng như lây lan rất nhanh. Virus bệnh dại tồn tại trong cơ thể chó mèo bao lâu thì được phát hiện? Chó mèo mắc bệnh dại sẽ có tuổi thọ dài hay ngắn? Bạn hãy tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở chó, mèo đó là bệnh dại. Bệnh do virus dại gây ra do tiếp xúc thông qua vết cắn, liếm từ động vật sang người. Bệnh dại có thể gây tử vong, hiện chưa có thuốc đặc trị. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết khả năng sống của chó mèo khi không may mắc bệnh dại.
1. Virus dại sống bao lâu?
Cơ thể động vật chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã thường là môi trường thuận lợi để bệnh dại phát triển. Virus sẽ lây qua phần nước bọt ở vết cắn trong khoảng 10 ngày, tồn tại ở cơ thể 2-8 tuần trước khi phát ra ngoài.
Khi mắc virus, hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não. Con vật bắt đầu hoang mang, hoảng loạn, điên dại và chết. 90% nguồn mang bệnh dại tới từ chó, mèo nuôi 5% và 5% còn lại là động vật hoang dã. Hai thể bệnh phổ biến thường thấy là thể điên cuồng và thể dại câm.
Căn bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50000 người cùng hàng triệu loài động vật mỗi năm trên thế giới. Đây được coi là dịch bệnh có mức độ nguy hiểm cao và gây ám ảnh cho các loài vật và cả con người.
2. Mèo, chó bị bệnh dại sống được bao lâu?
Bệnh dại được chia thành 2 thời kỳ chính là thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Có thể dao động từ 7 ngày tới nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực virus và cả vị trí vết cắn. Đa phần bệnh sẽ phát tác trong vòng 21-30 ngày sau khi còn vật nhiễm. Thời gian trung bình với chó khoảng 10 ngày.
Những triệu chứng này khó phát hiện, dễ hiểu nhầm với triệu chứng bệnh khác. Vật nuôi có dấu hiệu bệnh thời gian này cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ thú y có chuyên môn kinh nghiệm để giảm rủi ro.
Thời kỳ phát bệnh: Chia làm 2 thể dại – thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Nhiều chú chó có thể biểu hiện cả 2 thể này xen kẽ nhau. Càng ngày càng biểu hiện của bệnh càng rõ như con vật cuồng nộ, bị kích động và chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Thể dại câm tiến triển nhanh hơn với chỉ từ 2 – 3 ngày con vật sẽ chết.
3. Quy trình chẩn đoán bệnh dại ở chó, mèo
Khi phát hiện thấy dấu hiệu bệnh ở thú nuôi, hãy lập tức đưa chúng tới cơ sở y tế gần nhất để được cách ly và chữa trị. Vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng kính khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán, theo dõi. Cơ sở y tế sẽ theo dõi thói quen, thái độ của chúng với chủ và những con vật khác.
Một số xét nghiệm thực hiện trên vật nuôi:
– Xét nghiệm máu ELISA: Phương pháp dùng chẩn đoán bệnh dại nhưng không được sử dụng nhiều lắm.
– Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Đòi hỏi có mô não nên đây là phương pháp chỉ được thực hiện sau khi vật nuôi chết.
4. Tiêm phòng bệnh dại ở người
Hơn 59.000 người mỗi năm (phần lớn là trẻ em) chết vì bệnh dại. Hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại vì bị phơi nhiễm. Đây là căn bệnh cực kỳ căng thẳng vì khi đã phát ra thì khó có cách cứu vãn.
Việc tiêm vắc xin phòng dịch cho trẻ em là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng được coi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trước căn bệnh quái ác này. Tiêm phòng 2 mũi đầy đủ trước phơi nhiễm sau khi tiếp xúc bệnh dại, bạn chỉ cần thêm 2 mũi vắc xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại.
Tiêm phòng dại trước phơi nhiễm tăng hiệu quả bảo vệ vì tạo ra tế bào nhớ miễn dịch. Hãy đưa trẻ em đi tiêm vắc xin. Bởi sức đề kháng trẻ yếu, phần lớn trẻ có thể là nạn nhân của chó cắn hoặc vết thương nghiêm trọng.
Nên tiêm phòng dại cho chó mèo định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng và những người xung quanh nhé!
Bệnh dại quả là một loại bệnh nguy hiểm phải không? Chúng đe dọa trực tiếp tới tính mạng những con vật yêu quý của chúng ta. Vì vậy bạn hãy chấp hành quy định, đưa thú nuôi đi tiêm phòng và kiểm tra đầy đủ. Cho các bé ăn chế độ dinh dưỡng đảo bảo sức khỏe tốt. Thường xuyên vệ sinh nơi ở để ngăn vi khuẩn tấn công. Hãy bảo vệ chính sức của mình và của cún con.