Nuôi thú cưng là một trong những thú vui yêu thích của nhiều người. Câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra chính là liệu có nên cho trẻ nuôi thú cưng? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy cùng MasterCare tìm hiểu ngay câu trả lời qua bài viết sau nhé.
1 Lợi ích khi cho trẻ nuôi thú cưng
Tăng cường khả năng vận động và chơi đùa
Việc cho trẻ chơi đùa với thú cưng từ sớm giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Khi chơi đùa cùng thú cưng, trẻ sẽ vận động nhiều hơn từ đó giúp thể chất được tăng cường.
Gia tăng sự bình tĩnh
Trẻ em thường có xu hướng cảm thấy thoải mái hơn khi ở gần vật nuôi. Khi cảm thấy giận dữ, buồn bã, trẻ thường sẽ quay sang nhìn vật nuôi và thật kỳ diệu thay khi những chú thú cưng lại khiến trẻ có thể mang lại cảm giác bình yên cho trẻ con.
Tập cách sống có trách nhiệm
Những đứa trẻ không được rèn luyện tinh thần trách nhiệm ngay từ nhỏ sẽ trở nên rất bướng bỉnh, ích kỷ. Khi cho trẻ nuôi thú cưng, sẽ giúp ý thức trách nhiệm của trẻ phát triển sớm hơn, biết học cách chăm sóc người khác bởi vì thú cưng luôn cần được chăm sóc mọi lúc mọi nơi.
Làm giảm căng thẳng
Người lớn cũng thường có xu hướng tìm đến những chú thú cưng khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và trẻ con cũng thế. Khi âu yếm, vuốt ve thú cưng sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn từ đó làm trẻ cảm thấy giảm bớt căng thẳng.
Giảm khả năng mắc dị ứng và hen suyễn
Theo một nghiên cứu của tạp chí Clinical and Experimental Allergy, khi cho trẻ tiếp xúc với thú cưng từ sớm sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng nghiêm trọng.
Lý giải cho điều này là bởi khi tiếp xúc vừa phải với lông vật nuôi và các chất dị ứng nhẹ khác trước 1 tuổi sẽ khiến hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển mạnh mẽ hơn.
Cải thiện khả năng đọc
Theo giáo sư Mary Renck Jalingo đến từ trường Indiana University of Pennsylvania), việc đưa thú cưng (thường là chó) đến trường hay để trẻ chơi chung với chúng sẽ khiến kết quả học tập được cải thiện.
Trẻ em có xu hướng thích đọc to một quyển sách cho thú cưng nghe hơn là cho người khác. Có lẽ bởi vì những chú thú cưng không bao giờ phán xét, trách phạt mỗi khi trẻ đọc sai. Chính vì sự thích đọc sách cho thú cưng một cách thường xuyên này sẽ khiến cải thiện khả năng đọc ở trẻ một cách đáng kể.
Rèn tính kỷ luật
Khi lớn lên cùng thú cưng, trẻ sẽ học được nhiều hơn về tính kỷ luật trong cuộc sống. Bé sẽ học được cách làm thế nào để dạy một chú thú cưng biết cách lắng nghe, khoa học đã chứng minh điều này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về tính kỷ luật.
Tìm hiểu về hậu quả
Một chú cá không được ăn sẽ chết, một chú mèo bị ngó lơ sẽ tìm cách trả thù và gây chú ý, một chú cún không được chơi đùa sẽ dễ cáu gắt. Tất cả những điều này là minh chứng rất tốt để trẻ có thể nhận thấy được về hậu quả khi làm một việc bất kỳ.
Tìm hiểu về cam kết
Vật nuôi không phải là một đồ vật mà trẻ có thể cất lên kệ mỗi khi mệt mỏi. Vật nuôi cần được cho ăn, tắm rửa và chơi đùa cùng. Vì thế, khi trẻ nuôi một thú cưng, nó sẽ dạy cho trẻ biết cam kết thực hiện những điều đó thông qua các nhiệm vụ của mình.
Giúp trẻ gần gũi hơn với các thành viên trong gia đình
Theo Tiến sĩ Melson, thú cưng là tâm điểm của những hoạt động gắn kết các thành viên trong gia đình.
Họ thường cùng nhau dắt chó đi dạo, chải chuốt cho chúng hay cùng nhau ngồi xem những con cá bơi lội trong hồ. Tất cả những việc đó khiến các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.
2 Những lưu ý khi cho trẻ nuôi thú cưng
- Tìm hiểu kỹ thông tin vật nuôi: Những thông tin như kích thước vật nuôi như thế nào? Chi phí chăm sóc là bao nhiêu? Con bạn có bị dị ứng với vật nuôi đó hay không?,… Tất cả những câu hỏi này bạn phải nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nuôi một con vật.
- Bạn cũng nên dạy trẻ về việc sờ chạm nhẹ nhàng vào những con vật, hạn chế tiếp xúc khi chúng đang cáu gắt. Ngoài ra, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ không để thú cưng liếm vào mặt và rửa tay kỹ trước khi ăn.
- Không để trẻ mới tập đi chơi một mình với thú cưng vì sẽ khiến chúng khó chịu và có thể tấn công trẻ
- Nếu bạn đang mang thai và đang nuôi một con vật, hãy chú ý đeo găng tay khi xử lý chất thải của chúng để tránh tiếp xúc với vi khuẩn nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.
- Nếu thú cưng bị bệnh, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết thú cưng của bạn đang bị bệnh gì và nó có lây cho trẻ hay không
- Tình trạng dị ứng vật nuôi khá phổ biến, trẻ có thể bị dị ứng với tuyến bã trên da mèo hay nước bọt của chó. Hãy quan sát trẻ cẩn thận nếu phát hiện những dấu hiệu dị ứng bất thường và đưa trẻ đến viện.
Vừa rồi, chúng mình vừa chia sẻ với bạn những lợi ích và lưu ý khi cho trẻ chơi với thú cưng. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết.